Suy
Niệm Tin Mừng Chúa nhật II mùa Vọng (
Lc 3, 1-6)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ðời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm,
Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn
em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ
Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con
Giacaria, trong hoang địa.
Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao
giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia
rằng: "Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường
Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong
queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ
thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm Mọi người sẽ thấy Ơn cứu độ
Tin
Mừng hôm nay thánh Luca đưa ra những sự kiện, cho phép chúng ta định vị được Chúa Giêsu trong lịch sử nhân
loại. “Đời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười
lăm…” Đó là vào khỏang năm thứ 27 CN.
Qua đó nhằm cho thấy Con Thiên Chúa đã vào sống giữa loài người. Ngài
muốn mang dấu vết thời gian, muốn được một nền văn hóa nhào nắn, muốn sống
trong giới hạn của bối cảnh con người thời đại mình. Và bây giờ, là lúc Ngài
khởi đầu sứ vụ rao giảng, nhưng không phải bằng một hành động hiển hách. Không
bằng những phép lạ thần kỳ. Trái lại, hết sức đơn sơ bước vào trào lưu mà một
người khác là ông Gioan Tẩy Giả khởi xướng.
Những sự kiện
lịch sử được nêu trong đoạn Tin Mừng này cũng cho ta thấy rõ hơn tình trạng của
Ítraen đang bị chia năm xẻ bảy. Như một thách thức đối lại những lời của Thiên
Chúa ,tình trạng lòng dân đã xem thường luật Chúa, ngay cả những giới thượng tế
cũng không thóat khỏi tình trạng này.
Trong hoàn cảnh
lịch sử đó, “có Lời Chúa đã kêu gọi Gioan
con ông Giacaria trong hoang địa”. Một yếu tố mới đã xuất hiện, làm náo
động dân chúng. Đó chính là Lời rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả : “ có
tiếng hô trong hoang địa, hãy dọn đường Chúa…”
Đọc đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta
không khỏi xúc động khi cảm nhận tình thương bao la của Thiên Chúa tuôn đổ tràn
xuống trên tất cả mọi người. Một vị Thiên Chúa luôn hiện diện , đồng hành với
con người trong từng biến cố lịch sử để thực hiện chương trình cứu độ cho con
người.
Hơn thế nữa, lòng chúng ta cũng được
khơi lên niềm hy vọng lớn lao mà Chúa đã hứa qua lời của vị ngôn sứ:
“
mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”
Tuy ơn cứu độ là một ân ban, và
Thiên Chúa luôn mong muốn, kiếm tìm từng con người để đón nhận ân ban ấy. Nhưng
để có thể đón nhận được, đòi hỏi mỗi chúng ta cũng cần phải có những đóng góp
tích cực như những lời chỉ dạy của thánh Gioan đã kêu mời chúng ta “ hãy dọn
đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”.
Không phải chỉ có trong giây phút
đọc và suy chiêm Lời Chúa, nhưng trong mọi phút giây của cuộc sống, mỗi chúng ta vẫn còn vang
vọng mãi trong tâm hồn mình, lời rao giảng nhiệt
thành của vị ngôn sứ cuối cùng
này : “Hãy dọn đường
Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi
đồi, con
đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và
mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Thánh Luca quả là khéo léo khi trích lại đoạn sách của ngôn sứ IsaiIa
này, nhằm nêu lên một ý hướng cụ thể trong việc chuẩn bị đón mừng ơn cứu độ. Với những chuỗi câu mệnh lệnh bắt đầu bằng từ
“hãy”, đã lột tả một sự cấp bách và tha thiết trong lời
mời gọi.
Tác giả cũng không vô tình khi sử dụng hàng loạt các động từ
diễn tả những hành động cụ thể để mời gọi chúng ta : dọn, Sửa, lấp, bạt, uốn,
san. Đó là những động từ mang tính một
tiến trình . Người ta không thể bạt những núi cao trong một sớm một chiều, và
cũng không lấp được những hố sâu trong thời gian ngắn ngủi. Những hình ảnh biểu
tượng nhằm nhắn nhủ cho một thái độ chuẩn bị liên tục, bền bỉ và kiên
trì.
Dọn con đường cho Chúa chính là chuẩn bị tâm
hồn, là sám hối, là canh tân sửa đổi, là mở lòng mình ra để trở nên mềm mại
trước những hoạt động của Thiên Chúa trong đời mình. Là có thể nhận biết Chúa luôn
hiện diện trong cuộc sống của mình. Là
cảm nhận rằng mình luôn được tình thương của Thiên Chúa bao bọc ấp ủ.
Dọn con đường cho
Chúa còn là thái độ khao khát mong chờ và yêu mến Chúa. Là thái độ sẵn sàng nộp
mình cho thánh ý Chúa được thể hiện.
Hãy lắng đọng
lòng mình lại, để cho lời mời gọi của vị ngôn sứ vang lên thôi thúc tâm hồn
chúng ta. Hãy lắng nghe…và xét xem nơi con người mình những gì là “núi cao” cần
phải bạt xuống, những gì là hố sâu cần lấp và những gì quanh co cần uốn lại…và đâu là nơi cần san
bằng…?
Hãy lắng đọng
lòng mình lại để nhìn xem Thiên Chúa đã yêu thương ta thế nào? Ngài luôn mong
chờ ở nơi ta điều gì? Và điều gì đã cản
trở ta tiến sâu hơn trong việc đáp trả Ngài?... Điều gì đã cản trở con đường mà
Đức Giêsu đã chọn để đến với mỗi chúng ta?...
Phải chăng khi đến với nhân loại, Đức Giêsu vẫn cần có những
con đường, tuy
Ngài là đường đưa ta đến với Thiên Chúa, nhưng con người vẫn phải dọn đường để
cho Đấng là đường đi vào mở lối.
Con đường ấy chính là
thái độ mở ra của mỗi người chúng ta. Về điểm này chính thánh Augustinô đã nói: “ khi tạo dựng nên
chúng ta, Thiên Chúa không cần có ta, nhưng khi cứu độ chúng ta thì Thiên Chúa
lại cần có sự cộng tác của ta”.
Ước gì mỗi chúng ta, sau khi đã để cho
Lời Chúa chất vấn mình sẽ mở ra những
sức mạnh của tình yêu, hầu : “Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Đó là niềm hy vọng lớn
lao cho mỗi người chúng ta. Và đó cũng
là một lời mời thúc bách chúng ta mỗi
ngày.
Lạy Chúa Giêsu ! Xin cho con
biết nhận ra những “núi cao, hố
sâu, đường quanh co và gồ ghề” của con người con, hầu kiên trì sửa đổi để mỗi
ngày chúng con xứng đáng hơn, đón nhận những hồng ân Chúa đến ban tặng cho chúng
con. Amen
Maria Bernadet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét