Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật thứ III mùa vọng
(Lc 3, 10-18)
Bấy giờ, dân chúng lũ lượt đến xin ông
Gioan làm phép rửa, họ hỏi ông rằng: " chúng tôi phải làm gì?" Ông
trả lời: "Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm
như vậy". Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng:
"Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?" Gioan đáp: "Các ngươi đừng
đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi". Các quân nhân cũng hỏi:
"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?" Ông đáp: "Ðừng ức hiếp
ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình".
Vì dân chúng đang mong đợi và mọi
người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: "Có phải chính ông là Ðức Kitô
chăng?" Gioan trả lời cho mọi người rằng: "Tôi lấy nước mà rửa các
ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không xứng đáng cởi dây giày
cho Người, - chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người
cầm nia trong tay mà sảy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì
đốt đi trong lửa không hề tắt!" Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao
giảng tin mừng cho dân chúng.
Suy
niệm
Chuyển Biến- Một tác động của
Thiên Chúa
Quý vị và các bạn thân
mến !
Chúa nhật hôm nay được gọi là chúa nhật màu
hồng của mùa vọng, Từ màu tím chờ đợi bắt đầu được chuyển sang màu hồng. Một sự
chuyển biến, diễn tả niềm vui lớn đang đến .
Tin Mừng trong phụng vụ hôm nay cũng đã lột tả
đầy đủ ý nghĩa đó. Mở đầu đoạn Tin Mừng, tác giả Luca đã sử dụng hình ảnh “lũ
lượt” của dân chúng kéo đến với ngôn sứ Gioan, như muốn nói đến thái độ đáp ứng
tích cực của đông đảo những người đã tiếp nhận Lời rao giảng từ trong hoang địa.
Một niềm vui đón chờ Ơn Cứu Độ đang đến. Đồng thời cũng
diễn tả sự chuyển biến nơi tâm hồn của
mọi người dưới tác động của Thiên Chúa.
Thật thế, mọi người
“lũ lượt” tìm đến với Gioan ở đây, khác
với những cảnh tượng lũ lượt thông thường khác, bởi vì sự “lũ lượt” ở đây mang một sắc thái của tâm hồn. “Một sức mạnh mới
đang được hiện diện trong họ. Một trạng
thái chuyển biến để xuất hiện những điều
mới. Dân chúng lũ lượt kéo nhau đến,với hàng loạt những bước chân nô nức,tìm
kiếm, khởi đầu cho những hành trình mới.
Bởi đó,trong thâm sâu
lòng mỗi người đều mang những khắc
khoải… đầy ắp những tác động kỳ diệu của Thiên Chúa. Ai cũng băn khoăn để cảm thấy mình cần phải thay đổi, cần phải
làm ngay một điều gì đó cụ thể trong cuộc sống của mình.
Họ đã nhận ra một lời
mời đích thực của Thiên Chúa cho riêng mình. Một sự thay đổi, một tình trạng
mới, nơi họ đang đánh dấu một bước chuyển biến tốt lành trong hành trình tâm
linh,với khởi đầu của lời đáp trả : Tôi phải làm gì? .
Phải chăng mỗi người đều đang tự hỏi và tìm kiếm điều mà Thiên Chúa
đang muốn ở nơi họ ?
Thế nhưng đồng thời
với cảm nhận về một lời mời nào đó của Thiên Chúa, mà họ vẫn chưa thể hiểu rõ
được là mình phải làm gì? Họ cần một vị hướng dẫn. Và vị ngôn sứ cuối cùng lúc này trở
thành vai trò linh hướng cho họ.
Qua những câu trả lời
ngắn gọn, cụ thể cho từng lớp người ,quả
Gioan đã sáng suốt giúp họ nhận
ra thực sự những mảng còn mờ tối trong hành trình của họ,cũng như những thiếu
sót nơi cuộc sống của họ.
“ Ai có hai áo hãy chia cho người không có, ai có gì ăn cũng làm như
vậy…” .
“Chiếc áo” và “của ăn”
mà vị ngôn sứ muốn nói ở đây chắc chắn
là một sự chia sẻ cơm áo cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng nét thâm thúy
và sâu sắc của tác giả Luca không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đơn thuần đó, mà thánh
sử còn muốn lột tả một sự chia sẻ ở chiều kích khác thâm sâu hơn, vượt lên
những giá trị vật chất để hướng tới Ơn
cứu độ phổ quát. Đó cũng là nét đặc sắc mà Tin Mừng Luca thường nhấn mạnh.
Thánh Gioan thật tuyệt vời, khi ngài trả lời không phải chỉ
một lời đáp cho một câu hỏi giống nhau
của mọi người. Nhưng ngài đã hướng dẫn từng lời đáp riêng cho từng trường hợp
cụ thể.
Đối với những người
thu thuế, hay sách nhiễu dân chúng thì ngài đã dạy họ đừng bóc lột, “ đừng đòi hỏi những gì quá mức đã ấn định cho
các anh” .
Còn đối với binh lính thì Gioan lại khuyên đừng tàn bạo ức hiếp dân lành : “ chớ hà hiếp ai,cũng đừng chiếm đoạt của
người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình”.
Như thế tất cả những
lời giải đáp của thánh Gioan đã xoay
quanh trục công bằng xã hội và bác ái
với nhau. Để nhắm đến một mục đích chính yếu là ơn cứu độ phổ quát.
Đọc Tin Mừng hôm nay,
mỗi chúng ta cũng không khỏi băn khoăn trong những tác động của Thiên Chúa . Và
“ Tôi phải làm gì? Cũng là câu hỏi của chúng ta hôm nay khi chuẩn bị mong chờ ngày
Chúa đến.
Và câu trả lời của
thánh Gioan khi xưa chắc hẳn vẫn là câu trả lời thích ứng cho mỗi chúng ta
trong hoàn cảnh hôm nay “ Ai có hai áo
hãy chia cho người không có, ai có gì ăn cũng làm như vậy”.
Có thể chúng ta trong lúc này không có của ăn
và không có chiếc áo vật chất để chia cho người khác, nhưng mỗi chúng ta không
thể không có những điều trong chiều kích khác để hướng tới ơn cứu độ phổ quát?
Như Mẹ Têrêsa Caculta đã nói: “chẳng ai nghèo
đến nỗi không có gì để cho một người nào
khác” vẫn là câu huấn dụ chí lý cho mỗi chúng ta.
Hãy suy nghĩ xem mỗi chúng ta được mời gọi
phải chia sẻ điều gì với tha nhân?
Chúng ta hãy lặng yên
để lắng nghe những tác động của Thiên Chúa đang
chuyển biến tâm hồn mình!
Hãy lặng yên để nghiệm ra lời mời gọi đích
thực của Ngài trong hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người chúng ta đang đối diện!
Sau cùng, chúng ta hãy biết lặng yên để cho thái
độ mẫu mực tuyệt đẹp mà vị ngôn sứ Gioan đã để lại,sống động và thuyết phục tâm hồn chúng ta.
Một con người luôn
nhiệt tâm rao giảng. Một thái độ biết “nhỏ đi” để cho Thiên Chúa “lớn lên”
trong mình. Đó chính là thái độ khiêm tốn đích thực của người mang sứ mạng rao
giảng Lời Chúa : “ Có Đấng quyền thế hơn
tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người”
Lạy Chúa Giêsu !
Trước biến chuyển nội
tâm
Xin cho con dừng lại để lắng nghe
Trước tác động của Chúa
Xin cho con mau
mắn đáp trả
Và trong mọi hoàn cảnh
Xin cho con kiên nhẫn,
Biết đợi chờ , Tìm kiếm…
Biết đón nhận và cộng
tác
Ơn Cứu Độ của Thiên
Chúa. Amen
Maria Bernadet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét